Du Lịch Tâm Linh Huế – Nhóm Tình Thương Vì Nhân Loại
890 người đã xem · Bình luận ·

Du Lịch Tâm Linh Huế – Nhóm Tình Thương Vì Nhân Loại

Từng là thủ phủ của rất nhiều vương triều phong kiến Việt Nam, cố đô Huế là nơi đã chứng kiến nhiều thăng trầm của lịch sử dân tộc. Tại đây đã diễn ra nhiều cuộc tranh chấp vương quyền đẫm máu khiến vô vàn sinh linh bị thiệt mạng hoặc chịu cảnh ly tán, đau thương.


NỘI DUNG CHI TIẾT

Du Lịch Tâm Linh Huế – Nhóm Tình Thương Vì Nhân Loại

Từng là thủ phủ của rất nhiều vương triều phong kiến Việt Nam, cố đô Huế là nơi đã chứng kiến nhiều thăng trầm của lịch sử dân tộc. Tại đây đã diễn ra nhiều cuộc tranh chấp vương quyền đẫm máu khiến vô vàn sinh linh bị thiệt mạng hoặc chịu cảnh ly tán, đau thương. Chuyến du lịch tâm linh lần này của 44 thành viên Nhóm Tình Thương Vì Nhân Loại chúng tôi là nhằm hóa giải những hận thù trước đây và hòa hợp tâm linh, đồng thời để bày tỏ lòng biết ơn các bậc tiền bối và các Đấng thần linh. Xuất phát từ mong muốn đó, trong chuyến đi 2 ngày (18-19/2/2017) lần này, đoàn chúng tôi đã tới những nơi linh thiêng, hội tụ nhiều năng lượng của đất, trời như phá Tam Giang, chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén, tượng đài Quang Trung, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, lăng Khải Định, Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế, và Đại antenna Nhân Điện trên mảnh đất cố đô Huế.

Phá Tam Giang là nơi mang đậm dấu ấn của nền văn hóa Chăm Pa và gắn liền với những địa danh lịch sử như thành Hòa Châu và phủ Phước Yên. Thời Vua Minh Mạng, nơi đây được gọi là Hạt Hải (biển cạn), sau bao lần đổi tên hiện nay phá Tam Giang thuộc huyện Quảng Điền, thành phố Huế. Phá Tam Giang có vị trí rất hiểm trở bởi đó là nơi hội tụ của sông Ô Lâu và sông Hương với nhiều con nước xoáy. Theo cảm nhận của một số thành viên trong đoàn, phá Tam Giang là một trong những long mạch quan trọng của quốc gia.


Phá Tam Giang


Chùa Thiên Mụ (chùa Linh Mụ), nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách thành phố Huế khoảng 5 km về phía tây. Tương truyền, ngôi chùa này được thành lập từ đời chúa Nguyễn Hoàng, vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong, với mục đích để tụ khí, làm bền long mạch quốc gia làm cho nước Nam trở lên hùng mạnh.  


Chùa Thiên Mụ


Điện Hòn Chén (Hoàn Chén), theo truyền thuyết vua Minh Mạng trong một lần lên đây đã đánh rơi một chiếc chén ngọc xuống dòng sông Hương. Ngài tưởng rằng không cách gì lấy lại được chiếc chén đó thì bỗng nhiên một con rùa to bằng chiếc chiếu nổi lên ngậm chén ngọc trả lại cho nhà Ngài. Vì thế, điện này được gọi bằng cái tên Hoàn Chén có nghĩa là hoàn trả lại chiếc chén.

Ðiện Hòn Chén là nơi ngày xưa người Chàm thờ nữ thần PoNagar, sau đó người Việt theo Thiên Tiên Thánh Giáo tiếp tục thờ bà dưới xưng danh Thánh Mẫu Thiên Y A Na (bà Mộc). Nơi đây cũng là nơi thờ công chúa Liễu Hạnh, tức Vân Hương Thánh Mẫu, thờ Phật và nhiều nhiều vị thần thánh khác. Năm 1886, sau khi lên ngôi, vua Ðồng Khánh cho xây lại đền này một cách khang trang và đổi tên ngôi đền là Huệ Nam Ðiện để tỏ lòng biết ơn Thánh Mẫu Thiên Y A Na - người đã cho ông biết rằng ông sẽ là người kế vị ngai vàng.

Điện Hòn Chén


Tượng đài Quang Trung trên núi Bân là nơi Nguyễn Huệ làm lễ tế cáo trời, đất để lên ngôi hoàng đế với niên hiệu Quang Trung. Vì vậy, nơi đây được coi là Đàn Nam Giao của vương triều Tây Sơn. Chính tại đây vua Quang Trung đã khởi đầu cuộc hành quân thần tốc tiến quân ra bắc tiêu diệt 29 vạn quân Thanh mùa xuân Kỷ Dậu 1789.

 

Đoàn đang ngồi thiền dưới chân tượng đài


Lăng Minh Mang, Tự Đức và Khải Định là nơi yên nghỉ của những ông vua triều Nguyễn. Về kiến trúc, mỗi lăng mỗi vẻ; nếu lăng Minh Mạng mang đậm nét của tư tưởng Nho Giáo hay Khổng Giáo, thì lăng Khải Định lại là sự kết hợp của tư tưởng Ấn Độ giáo, Phật giáo và kết hợp với phong cách kiến trúc Phương Tây như Gothique. Tuy nhiên, những công trình này có nét chung là đều được xây dựng ở những nơi được cho là sơn thủy hữu tình, rất tốt về mặt phong thủy.


Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại lăng Minh Mạng


Đến với Huế, đoàn chúng tôi đã không thể bỏ qua một nơi tâm linh mang đậm chất tín ngưỡng của Thiên Chúa Giáo đó là Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Huế hay Nhà Thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Thánh đường này có tháp chuông rất đồ sộ, được lắp đặt theo một bài thánh ca, ca tụng Đức Mẹ Maria của cố linh mục nhạc sĩ Hoàng Diệp (bài thánh ca: Kìa Bà nào đang tiến lên như rạng đông). Hàng năm, Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế đón tiếp rất nhiều khách hành hương từ mọi miền đất nước về đất mẹ La Vang – nơi Đức Mẹ Maria giáng trần, và tham quan thành cổ Huế.

Trong chuyến đi này, một điều khiến nhóm học viên Nhân Điện chúng tôi rất vui mừng và phấn khởi là được đến nơi đặt Đại antenna Nhân Điện tại cố đô Huế. Tại nơi đây, thầy Lương Minh Đáng vẫn thường xuyên truyền điện về để chúng tôi có thêm nguồn năng lượng giúp mình và giúp đời.

 

Đoàn ngồi thiền bên đại kim tự tháp

Những vùng đất chúng tôi đã tới khi đến với cố đô Huế đều gắn liền với những giá trị tâm linh và lịch sử của dân tộc. Tại những nơi này, các thành viên đoàn chúng tôi đều thiền định và cầu nguyện các Đấng với hy vọng xóa bỏ những hận thù bao đời nay và kêu gọi sự hòa hợp về tâm linh trên mọi vùng miền của tổ quốc. Chúng tôi mong rằng những nỗ lực đó sẽ góp phần đem lại hạnh phúc cho mọi người và điều này vô cùng ý nghĩa với chúng tôi trên con đường tu của mình.


Người ghét người thương
17.602 người đã xem
Liên hệ:
0976 715 341
Video giới thiệu ngành học MEL
Kim tự tháp đôi
0 người đã mua
0 đ chiếc
để đặt mua