Du Lịch Tâm Linh Yên Tử (26/3/2017)
1.031 người đã xem · Bình luận ·

Du Lịch Tâm Linh Yên Tử (26/3/2017)

Cao 1068m so với mặt nước biển, núi Yên tử nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Ninh (phía đông) và Bắc Giang (phía tây). Nơi đây gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông (1258 – 1308) sáng lập

Cao 1068m so với mặt nước biển, núi Yên tử nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Ninh (phía đông) và Bắc Giang (phía tây). Nơi đây gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông (1258 – 1308) sáng lập

NỘI DUNG CHI TIẾT

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

Cao 1068m so với mặt nước biển, núi Yên tử nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Ninh (phía đông) và Bắc Giang (phía tây). Nơi đây gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông (1258 – 1308) sáng lập. Trúc Lâm vốn là hiệu của Trần Nhân Tông và tiền bối của Ngài, Thiền sư Đạo Viên. Thiền phái Trúc Lâm được xem là sự kế tục và hợp nhất của ba dòng thiền Việt Nam của thế kỉ thứ 12 ban gồm: Dòng Thảo Đường, Vô Ngôn Thông và Tì-ni-đa-lưu-chi. Với việc thống nhất này, Trần Nhân Tông đã đưa toàn bộ giáo hội Phật giáo đời Trần về một mối. Thiền phái Trúc Lâm có nội dung tư tưởng độc lập và mang bản sắc riêng của dân tộc; thiền phái Trúc Lâm sử dụng các giá trị văn hóa Việt Nam và khuyến khích Phật tử cống hiến cho xã hội trên nền tảng Từ bi – Trí tuệ của Phật pháp.

Nói đến Thiền phái Trúc Lâm chúng ta không thể không nhắc đến ba thiền sư kiệt xuất hay còn gọi là Trúc Lâm Tam Tổ của thiền phái này bao gồm: Phật Hoàng Trần Nhân Tông (vị tổ thứ nhất), thiền sư Pháp Loa Đồng Kiên Cương (1284-1330, vị tổ thứ hai) và thiền sư Huyền Quang Lý Đạo Tái (1254-1334, vị tổ thứ ba). Trần Nhân Tông là thầy của thiền sư Pháp Loa và thiền sư Pháp Loa là thầy của thiền sư Huyền Quang. Cả ba thiền sư kiệt xuất này đều đều tu và đắc đạo ở chùa Vĩnh Nghiêm, Bắc Giang. Sau Khi đắc đạo thì Trần Nhân Tông về chùa Yên Tử để trụ trì. Thiền sư Pháp Loa về chùa Quỳnh Lâm ở Quảng Ninh. Vị tổ thứ ba, thiền sư Huyền Quang về chùa Côn Sơn ở Hải Dương tu hành. Chính vì vậy, người ta mới có câu.

"Ai qua Côn Sơn, Yên Tử, Quỳnh lâm.

Vĩnh Nghiêm chưa đến thiền tâm chưa đành."

Chuyến đi lần này của Nhóm Tình Thương Vì Nhân Loại chúng tôi là nhằm thực hành năng lực giác ngộ và tình thương giúp cho các đệ tử dòng thiền Trúc Lâm hoàn thiện đường tu còn dang dở của họ. Đồng thời trong chuyến đi này chúng tôi cũng mong muốn học hỏi được tinh thần quyết tâm tu đạo của Trúc Lâm Tam Tổ và tín đồ của các Ngài để giúp mình giúp đời. 

Cùng nhau thiền tại Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử


Chùa Giải Oan

Suối Giải Oan, nơi các cung tần, mỹ nữ của vua Trần Nhân Tông tự vẫn



Chùa Hoa Yên


Chúng tôi thiền chung tại tượng đồng Phật Hoàng Trần Nhân Tông



Cuối cùng chúng tôi cũng đã đến được Chùa Đồng và thực hiện được mong muốn của mình




Cao 1068m so với mặt nước biển, núi Yên tử nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Ninh (phía đông) và Bắc Giang (phía tây). Nơi đây gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông (1258 – 1308) sáng lập

Người ghét người thương
18.294 người đã xem
Liên hệ:
0963 956 715
Video giới thiệu ngành học MEL
Kim tự tháp đôi
0 người đã mua
0 đ chiếc
để đặt mua